Bày mâm chưng, mâm cúng Thần Tài Thổ Địa cần những gì?

THE FRESH GARDEN
Thứ Hai, 28/02/2022

Việc bày biện mâm cúng Thần tài Thổ địa là một công việc không thể thiếu tại mỗi gia đình hoặc địa điểm kinh doanh. Lễ cúng thường diễn ra vào ngày Mùng Một (Lễ Sóc)chiều tối ngày Rằm (Lễ Vọng) (xem thêm về ngày Sóc Vọng, tại sao cần làm lễ cùng vào ngày Sóc Vọng) và thường là lễ chay gồm: hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, thịt gà luộc, xôi hoặc thay thế bằng bánh chưng, các món mặn.

Theo phong tục Việt Nam từ xưa, Thần Tài đem lại may mắn và thuận lợi trong làm ăn, buôn bán kinh doanh, hay nói cách khác mang lại tiền bạc, của cải cho gia chủ. Vì vậy, cứ vào ngày Mùng Một và chiều tối Ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường sửa soạn lễ vật, bày mâm cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu xin cho công việc làm ăn được suôn sẻ, may mắn, tài lộc rủ nhau vào nhà.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại hối hả, thêm vào đó văn phòng và các địa điểm kinh doanh hiện đại cũng không thuận tiện để dễ dàng chuẩn một mâm cúng cho đầy đủ. Để tiết kiệm thời gian, ngày nay, có nhiều cách để chuẩn bị một mâm cúng sao cho phù hợp với cuộc sống hiện đại mà vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết của một mâm chưng cúng theo quan điểm của người Việt. Dưới đây là những thứ cần phải chuẩn bị cũng như những điều cần lưu ý để chuẩn bị một mâm cúng Thần Tài Thổ Địa sao cho đầy đủ, thành tâm nhất để các bạn tiện tham khảo.

1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa
2. Lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa gồm những gì?
3. Bài văn khấn Thần Tài - Thổ Địa
4. Lưu ý khi thắp hương Thần Tài – Thổ Địa

1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa

Thần Tài - Thổ Địa là hai vị thần thân thuộc và được người dân tôn kính thờ cúng từ xa xưa. Với Hai Vị đều có sự tích riêng, đôi khi là nhiều phiên bản khác nhau do được gia nhập rồi truyền từ đời này qua đời khác. Qua mỗi thời kì, qua mỗi vùng miền lại có những sự khác biệt đôi chút. Tuy nhiên, việc thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa vẫn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Trong đó, sự tích về hai Vị tuy có nhiều phiên bản nhưng đều có những điểm chung như sau:

  • Thổ Địa là vị thần chuyên cai quản việc đất đai, nhà cửa. Dù sinh sống ở đâu thì ở đó sẽ luôn có một vị Thổ Địa riêng phụ trách cai quản và trông coi. Thổ Địa được coi là vị  thần cai quản, chăm lo và phù hộ cho con người cũng như gia súc trong gia đình, làng  xã được bình yên.
  • Thần Tài là vị thần chuyên cai quản tiền bạc, gia sản của con người, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi gia đình. Trong quan điểm của người Việt, khi chuẩn bị làm một việc lớn, người ta thường sẽ làm lễ cúng để cầu Thần Tài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, công việc phát triển.

Trong văn hoá thờ cúng dân gian, người ta thường sẽ thờ Thần Tài chung với thần Thổ Địa với mong muốn giúp con người giữ cho gia đạo bình an, giữ chặt tài sản, nhà cửa đất đai, công việc làm ăn kinh doanh được may mắn, phát triển - hội tụ tài lộc vào nhà.

Tín ngưỡng thờ Thần Tài, Thổ Địa ở Việt Nam là một trong những hoạt động tín ngưỡng được coi trọng và phổ biến nhất và được mọi người tin tưởng nhất. Trong đó:

  1. Theo như quan niệm của dân gian Việt Nam thì ngày vía Thần Tài hàng năm sẽ rơi vào ngày mùng 10 của tháng giêng. Ngày này là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua. Ngoài ra, người dân mua vàng ngày vía Thần Tài với mong muốn được "đổi vía" - khi có vía của vị Thần Tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.
  2. Vào ngày Mùng Một (Lễ Sóc)chiều tối ngày Rằm (Lễ Vọng) (xem thêm về ngày Sóc Vọng) người Việt cũng thực hiện lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa để xin sự bình yên và tài lộc. Mâm cúng ngày này thường là lễ chay gồm: hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, thịt gà luộc, xôi hoặc thay thế bằng bánh chưng, các món mặn.

2. Lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa gồm những gì?

Mâm cúng ngày vía Thần Tài

Đối với người dân Việt Nam, ngày vía Thần Tài là ngày vô cùng quan trọng. Mọi người thường quan niệm sự giàu có, sung túc của một năm được quyết định trong ngày này. Vì vậy, mâm cúng trong ngày vía Thần Tài cũng sẽ được chuẩn bị tươm tất, chu đáo hơn. Tuy mỗi vùng sẽ có những quan niệm và phong tục khác nhau, và hơn hết còn phù thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ nên sẽ có những cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài Thổ Địa riêng biệt, nhưng cơ bản cần bao gồm những lễ vật sau:

  • 1 mâm ngũ quả: chọn theo điều kiện của gia chủ. Với người Miền Bắc thường chọn theo ngũ hành và bắt buộc phải có 1 nải chuổi và 1 trái bưởi còn cuống, người Miền Nam thì chọn theo màu sắc và sẽ không chọn một số loại hoa quả trái cây như: chuối và các loại quả màu đen.
  • 1 bình hoa tươi: nên là hoa cúc thể hiện sự phát triển trường tồn hoặc hoa đồng tiền thể hiện mong muốn về tiền tài
  • 1 con cá lóc (hay còn gọi là cá chuối, cá quả) nướng
  • Giấy cúng Thần tài, tiền vàng mã
  • Chè trôi nước
  • Xôi gấc đậu xanh (hoặc thay bằng bánh chưng)
  • 1 bộ tam sên ((Thai Sinh – Thấp Sinh – Noãn Sinh): gồm 1 miếng thịt lợn, 1 con tôm (hoặc cua) luộc, 1 quả trứng luộc (xem thêm về bộ Tam Sên và ý nghĩa tại đây)
  • 1 đĩa muối, gạo
  • Trầu cau đã têm: cau phải chọn quả tròn trịa, không xước xát. Trầu phải chọn lá to đẹp, không bị dập. Cần chuẩn bị thêm vôi trắng để bôi vào cuống lá trầu cho đủ lễ.
  • Bánh ngọt, kẹo
  • 1 con gà trống luộc (hoặc heo sữa quay tùy vào điều kiện kinh tế)
  • 1 đĩa bánh hỏi hoặc bánh mì
  • Tiền lẻ với mệnh giá khác nhau như 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn
  • Thuốc lá

Mâm cúng Thần Tài - Thổ Địa ngày thường

Mâm cúng trong những ngày thường thì sẽ bao gồm là hoa tươi, mâm ngũ quả, đồ ăn chay (bánh trôi chay, xôi,...). Lễ vật trong mâm cúng Thần Tài Thổ Địa cần chuẩn bị một cách chu toàn nhất có thể. Khi sắm mâm cúng, cần xem xét kĩ nguồn gốc thực phẩm, lựa chọn các loại thực phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, gia chủ không được dùng những lễ vật được làm giả (hoa nhựa, quả nhựa, đèn nến nhựa,…), điều này dễ dẫn đến những sự việc không hay trong ngày vía Thần Tài của gia đạo.

Chọn mâm ngũ quả sao cho đủ Ngũ Hành

Quan niệm về bày mâm ngũ quả (5 loại hoa quả) là xuất phát từ quan niệm về ngũ hành trong triết học cổ phương Đông. Theo quan niệm này, thế giới được tạo nên từ 5 yếu tố vật chất đầu tiên là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường có màu sắc tượng trưng cho 5 hành trong ngũ hành, vì vậy có thể coi như một vũ trụ thu nhỏ, đồng thời cũng thể hiện sự đầy đủ, hoàn thiện.

Mâm ngũ quả cũng có ý nghĩa đặc biệt và chiếm vị trí quan trọng trên ban thờ của người Việt. Số 5 trên mâm quả còn có ý nói dâng lên các vị thần ở ngũ phương (5 phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung) trên mặt đất. Mâm ngũ quả còn tượng trưng cho lòng thành của gia chủ dâng lên các Vị thần linh để cầu xin Ngũ Phúc (gồm: Giàu có, Sang trọng, Trường thọ, Khỏe mạnh, Bình an - Thọ, Khang, Phú, Quý, Ninh).

Mặc dù ngày nay, trên thực tế trên mâm ngũ quả thường có số loại quả nhiều hơn 5 nhưng nói chung vẫn là tượng trưng cho Ngũ hành nên vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của Ngũ quả.

Mâm ngũ quả các miền

Tùy vào từng địa phương với các sản vật riêng cũng như quan niệm khác nhau về ý nghĩa các loại quả mà mâm ngũ quả giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc: Thông thường có chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt, quất, đu đủ, sung… miễn sao trông đẹp mắt và đảm bảo đủ 5 sắc màu của ngũ hành.

Một mâm ngũ quả cúng theo quan điểm của người miền Bắc có thể được chọn lựa như sau:

  1. Nải chuối xanh tượng trưng cho Mộc
  2. Xoài vàng tượng trưng cho Kim
  3. Quả dừa nâu cam gợi nhớ đến Thổ
  4. Quả hồng màu đỏ mang ý nghĩa là Hỏa
  5. Mãng cầu xanh thay cho Thủy

Cách bày biện thường là để nải chuối dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác, trong đó trái bưởi đặt ở giữa, tượng trưng cho Ngũ hành Thổ ở vị trí trung tâm vũ trụ. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất, có ý nghĩa che chở, bảo bọc. Các loại quả khác nhỏ hơn được đặt xen kẽ hoặc giắt vào các kẽ của nải chuối, sao cho màu sắc hài hòa và bắt mắt…

Những năm gần đây giao thương giữa các vùng miền không còn là trở ngại thì trên mâm ngũ quả cũng có sự giao thoa. Chằng hạn như mâm ngũ quả miền Bắc thường có thêm trái dưa hấu và thanh long với màu đỏ rực rỡ đẹp mắt.

Mâm ngũ quả miền Nam: Người miền Nam thường căn cứ vào tên gọi để chọn các loại quả bày biện sao cho mang ý nghĩa gửi gắm ước nguyện. Các loại quả thường được chọn là: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…, khi đọc lên sẽ thành “Cầu sung vừa đủ xài” (cầu là mãng cầu, sung là quả sung, vừa là quả dừa, vì cách phát âm của người miền Nam âm “d” đọc thành âm “v” nên trái “dừa” đọc gần với tiếng “vừa”, đủ là trái đu đủ và xài là trái xoài khi đọc tiếng “xoài” phát âm gần như “xài”).

Để có mâm ngũ quả trang trọng, đúng ý nghĩa, bạn cũng nên biết ý nghĩa của một số loại quả theo quan niệm dân gian để chọn lựa cho phù hợp:

  • Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
  • Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.
  • Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
  • Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
  • Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
  • : Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
  • Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
  • Táo: Phú quý, giàu sang.
  • Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
  • Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
  • Quả trứng gà – lê ki ma: Lộc trời cho.
  • Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
  • Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
  • Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

    3. Bài văn khấn Thần Tài - Thổ Địa

    Văn khấn cần đọc đúng, lời thành tâm trong giọng cầu sẽ truyền tải tốt ý thỉnh của gia chủ tới các Vị Thần. Văn khấn có thể điều chỉnh theo nguyện vọng của gia chủ để có một thời thỉnh cầu thành tâm gửi đến các Vị Thần Tài - Thổ Địa.

    4. Lưu ý khi thắp hương Thần Tài – Thổ Địa

    Để việc thờ cúng Thần tài Thổ địa được trọn vẹn, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng sao cho đúng, gia chủ còn phải lưu ý các điểm sau.

    Trong khi chọn lễ vật chuẩn bị mâm cúng

    • Hoa: Tuyệt đối không dùng hoa giả mà phải dùng hoa thật có nụ và hương thơm mát. Bình hoa có thể được làm bằng gốm sứ, thủy tinh,..
    • Mâm ngũ quả: Khi đi mua bạn nên chọn những quả tươi ngon, không bị dập nát, méo mó. Quan trọng là phải thành tâm, dành những gì tốt đẹp nhất trong khả năng của mình để dâng cúng.
    • Hương: Không phải lúc nào cũng có mùi hương mới tốt. Khi ta thắp nhang không quy định rõ là buổi sáng, trưa, chiều hay tối nhưng bạn nên chọn thời gian làm sao phù hợp với gia đình, nơi kinh doanh và bạn cảm thấy thoải mái là được.
    • Nước: Cần đựng nước vào 1 cái chén sạch và rót vừa đủ nước tránh trường hợp bị tràn ly.

    Những lưu ý trong lúc thực hiện lễ cúng

    • Quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng
    • Tuyệt đối không nói thề, chửi tục, lớn tiếng và vui đùa trong lúc diễn ra lễ cúng
    • Nên mở tất cả các cửa cái, cửa sổ đối diện với hướng tây vì theo quan điểm tâm linh đây là cách để đón tài lộc vào nhà
    • Trước khi cúng gia chủ, người thực hiện cúng có thể tắm rửa, giữ chay sạch

    Những lưu ý sau khi thực hiện xong lễ cúng:

    • Lộc cúng không được vứt đi. Gạo và muối nên giữ lại, còn với bánh kẹo thì gia đình bạn nên dung một nửa, một nửa còn lại mang đi phát lộc với ý nghĩa phát lộc để sinh lộc.
    • Rượu và nước sau khi hoàn tất việc cúng thì ta phải đem tưới xung quanh căn nhà hoặc nơi kinh doanh.
    • Giấy tiền vàng mã  nên đốt ở ngoài cổng, còn là vàng thật thì bạn nên cất giữ thật kỹ. Tránh việc bán vàng trong ngày này gây thoát lộc, gây khó khăn trắc trở về công việc kinh doanh sau này.

    Dịch vụ cung cấp đồ cúng ở đâu uy tín?

    Xã  hội ngày càng phát triển con người lại quay cuồng, bận rộn, vội vã hơn với cuộc sống, công việc của mình. Để đáp ứng nhu cầu về chưng cúng đơn giản, phù hợp với nhịp sống hiện đại mà vẫn đủ ý nghĩa về dâng cúng thì nhà GREEN FOOD có bộ mâm trái cây ngũ quả, mâm ngũ quả ngũ hành & bộ đồ chay cho ngày đầu tháng và ngày rằm.

    Chúc các bạn thành công và chúc bạn luôn may mắn và phát triển trong thời gian tới.

    (chuẩn bị mâm cúng thần tài, mâm cơm cúng thần tài thổ địa, cúng thần tài may chén chè, bày mâm ngũ quả ban thần tài, bày mâm cúng thần tài, mam le cung ngay via than tai, mâm cúng thần tài ngày 23 tháng chạp, mâm cúng ông địa ngày tết)

    Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm về các mẹo hay để chuẩn bị một mâm chưng, mâm cúng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết của một mâm chưng cúng theo quan điểm của người Việt từ xưa đến nay.

    Viết bình luận của bạn